Please enable JavaScript, download instructions

Trang chủ | Tổng quan | Hình thành phát triển | HĐ dạy và học | HĐ đoàn thể | HĐ phong trào

TIỂU SỬ TỔNG ĐỐC HOÀNG DIỆU

C:\Users\LTSON\AppData\Local\Microsoft\Windows\Temporary Internet Files\Content.Word\20171017_081653.jpgNGUYỄN TRIỀU

BINH BỘ THƯỢNG THƯ

HÀ NINH TỔNG ĐỐC

HOÀNG DIỆU

(1829 – 1882)

 

Hoàng Diệu tên chữ là Hoàng Kim Tích, tự là Quang Viễn, hiệu là Tỉnh Trai, sinh ngày 05/03/1829 (nhằm ngày 10 tháng 2 năm Kỷ Sửu) tại làng Xuân Đài, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam (nay là làng Xuân Đài, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).

Thân phụ ông là Hoàng Kim Cự (thường gọi là Hường Huệ) mất lúc 54 tuổi, là hậu duệ của họ Mạc. Thân mẫu là bà Phạm Thị Khuê mất lúc 88 tuổi. Hoàng Diệu có 11 anh chị em (8 trai, 3 gái).

Năm 1848, trong khoa thi Hương tại tỉnh Thừa Thiên có Hoàng Kim Giám (23 tuổi) và Hoàng Kim Tích (20 tuổi) cùng đậu Cử Nhân.

Năm 1853 (năm Tự Đức thứ 6) Hoàng Diệu dự khoa thi Đình và đậu Phó Bảng (25 tuổi).

Các chức vụ của Hoàng Diệu dưới triều đại vua Tự Đức:

-       Tri huyện Tuy Phước (Bình Định) (1851)

-       Tri phủ Tuy Viễn (Bình Định).

-       Tri huyện Hương Trà (Huế).

-       Tri phủ Đa Phúc (Bắc Giang) (1868)

-       Tri phủ Lạng Giang (Bắc Giang).

-       Án sát Nam Định.

-       Bố chính Bắc Ninh.

-       Tham tri Bộ Hình (1877).

-       Tham tri Bộ Lại.

-       Phó sứ đàm phán với phái bộ Tây Ban Nha (1879).

-       Quản Đô Sát Viện, Cơ Mật Viện.

-       Tuần vũ Quảng Nam.

-       Tổng đốc An Tịnh.

-       Tổng đốc Hà Ninh (1880).

-       Thượng thư Bộ Binh.

Năm 1880 vua Tự Đức giao Hoàng Diệu giữ chức Tổng đốc Hà Ninh, có trách nhiệm bảo vệ thành Hà Nội trong khi triều đình Huế đang rệu rã và quân Pháp đang có mưu đồ chiếm giữ Bắc Kỳ sau khi đã đặt xong bộ máy cai trị ở  6 tỉnh thuộc địa Nam Kỳ.

Hoàng Diệu thừa hiểu tình thế và đốc thúc binh sĩ chấn chỉnh thành lũy sẵn sàng đối phó.

Ngày 25/3/1882 Đại tá Henri Rivière rời Sài Gòn với hai chiến hàm tiến quân ra Bắc.

Ngày 2/4/1882, Henri Rivière đến Hà Nội đóng quân tại Đồn Thủy trên sông Hồng cách Hà Nội 5 km. Lấy cớ Việt Nam không tôn trọng hiệp ước 1873 do vẫn còn giao thiệp với Trung Hoa, dung túng quân Cờ Đen, ngăn trở việc giao thương đi lại của Pháp Kiều để uy hiếp thành Hà Nội.

Lúc 5 giờ sang ngày 25/4/1882 (nhằm ngày mùng 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ) Henri Rivière gởi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu với ba yêu sách:

1/ Phá các tao tác phòng thủ trong thành.

2/ Giải giới binh lính.

3/ 8 giờ sang Hoàng Diệu và tất cả các quan văn vỏ trong thành phải đến trình diện trước Henri Rivière.

Hoàng Diệu không chấp nhận đầu hàng và quyết tâm bảo vệ thành Hà Nội. Ông cùng các quan Án Sát Tôn Thất Bá, Tuần Phủ Hoàng Hữu Xứng, Đề đốc Lê Văn Trinh cùng nhau uống máu ăn thề quyết sống chết theo thành.

Tổng đốc Hoàng Diệu sai Án Sát Tôn Thất Bá đến gặp Henri Rivière để hoãn binh. Nhưng Tôn Thất Bá bỏ trốn vào làng Nhân Mục sau đó theo Pháp.

Vào 8 giờ 15 phút, Pháp bắt đầu nổ súng tấn công thành, các pháo hạm từ sông Hồng pháo kích dữ dội làm nhiều kho tàng trúng đạn đã phát hỏa.

Mặc dù đang bệnh, Hoàng Diệu vẫn cùng Hoàng Hữu Xứng lên mặt thành điều khiển các tướng sĩ ở cửa Bắc. Quân Pháp vấp phải sức kháng cự quyết liệt nên phải chịu tổn thất buộc tạm lui quân, sau đó Pháp tấn công trở lại.

Giặc Pháp bắn phá liên tục và tiến quân ồ ạt, thành bị vỡ. Nơi cửa Đông, Đề đốc Lê Văn Trinh ở cửa Tây Lãnh binh Lê Trực, tại cửa nam có Lãnh binh Nguyễn Minh Đường, tất cả đều không giữ nổi, đành phải lui quân vào trong.

Ở cửa Bắc, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Hoàng Diệu cùng phó lãnh binh Hồ Văn Phong đã chiến đấu quyết liệt. Nhưng đến 11 giờ, kho thuốc súng trong thành phát hỏa làm tinh thần quân sĩ nao núng và bắt đầu tan vỡ. Do sức yếu, thế cô, vũ khí thô sơ, nên thành Hà Nội thất thủ.

Tổng đốc Hoàng Diệu cho giải tán binh lính, sau đó biết tờ Di Biểu gởi về cho vua Tự Đức, rồi ông vào Võ Miếu dùng khăn bịt đầu để thắt cổ tuẫn tiết, lúc 12 giờ ngày 25/4/1882 (nhằm ngày mùng 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ), thọ 54 tuổi.

“Thần: sức học nông xoàng, trao dùng quá lớn.

Riêng mình một phương gánh nặng, đương khi ba cõi chưa yên”.

“Tướng lược không tài, tự nghĩ sống là vô ích.

Thành mất chẳng cứu, ví bằng chết cũng chưa đền”.

Nhân dân Hà Nội an tang Hoàng Diệu tại khu vườn Dinh Đốc Học và thờ ông tại “Trung Liệt Miếu” phía trước có hai câu đối:

“Thử thành quách, thử giang sơn, bách chiến phong trần dư xích địa.

Vi nhật tinh, vị hà nhạc, thập niên tâm sự vọng thanh niên”.

Tức là:

“Kia thành quách, kia non sông, trăm trận phong trần còn thước đất.

Là trời sao, là sông núi, mười năm tâm sự với trời xanh”.

Vua Tự Đức cho đưa thi hài của Hoàng Diệu về cải táng tại quê nhà Quảng Nam. Trước mộ có hai câu đối của Tôn Thất Thuyết:

“Nhứt tử thành danh tự cổ anh hung phi sở nguyệt.

Bình sanh trung nghĩa đương niên đại cuộc khởi vô tâm”.

Lăng mộ chí sĩ Hoàng Diệu được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 25/1/1994.

Ngày 20/12/2003 Hà Nội lập đền thờ Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu ở “Vọng Lâu cửa Bắc”  phía trên có bức hoành phi “Nghĩa Liệt Anh Hùng” phía trước có hai câu đối:

“Trung vi quốc, nghĩa vi dân, lưỡng phiến đan tâm huyền nhật nguyệt.

Sinh ư nam, tử ư bắc, thiên thu chính khí vượng sơn hà”.

Tức là:

“Trung với nước, hiếu với dân, tấm lòng son sáng tựa mặt trời, mặt trăng.

Sinh ở nam, mất ở bắc, khí tiết nghìn năm sau vẫn rạng rỡ nước non nầy”.

Năm 2015, xây dựng nhà tưởng niệm Tổng Đốc Hoàng Diệu ở Quảng Nam.

Cảng Cần Thơ có miếu thờ Tổng đốc Hoàng Diệu.

 

Trang chủ | Tổng quan | Hình thành phát triển | HĐ dạy và học | HĐ đoàn thể | HĐ phong trào